Skip to content

Cách tự viết một cuốn sách về lãnh đạo có tầm ảnh hưởng

Bạn có biết rằng, mỗi năm có một lượng lớn các cuốn sách về lãnh đạo được xuất bản?

Khi rất nhiều người trong chúng ta đều đang tìm kiếm những cách để phát triển bản thân, để vươn lên trong cuộc sống lẫn sự nghiệp. Ngay cả đối với những người không có quá nhiều tham vọng về những điều đó, đôi khi họ cũng cảm thấy hứng thú với những giá trị nhận được trong các cuốn sách lãnh đạo hay. Điều đó vô hình trung đã tạo nên một thị trường rộng lớn cho những cuốn sách về lãnh đạo.

Cuốn sách 7 thói quen để thành đạt của tác giả Stephen Corvey là một cuốn sách về lãnh đạo điển hình được nhiều người yêu thích

Khi nhìn thấy số lượng sách về lãnh đạo xuất bản hàng năm nhiều như vậy, có thể bạn sẽ nghĩ việc đó là vô cùng đơn giản. Tuy nhiên để viết được một cuốn sách lãnh đạo hiệu quả, bạn cần phải có ý tưởng, có một nền tảng kiến thức vững chắc về lĩnh vực nào đó, cũng như những kỹ năng viết lách từ đơn giản đến phức tạp, nếu không, bạn có thể sẽ tự làm mất uy tín của bản thân hoặc truyền đạt sai ý tưởng ban đầu của mình. Đó là lý do DIMI BOOK ở đây để giúp bạn khắc phục những điều đó và cho ra đời cuốn sách về lãnh đạo để đời. Nhưng trước tiên, hãy cùng tìm hiểu xem tại sao bạn nên viết cuốn sách này?

1. Tại sao các nhà lãnh đạo nên viết sách?

Nếu bạn là lãnh đạo của một doanh nghiệp hoặc của một cộng đồng, có thể bạn sẽ nghĩ không cần thiết phải tự xuất bản một cuốn sách, đặc biệt là khi bạn cân nhắc đến vấn đề thời gian và tiền bạc. Tuy nhiên, trên thực tế, việc xuất bản một cuốn sách sẽ giúp ích rất nhiều cho bạn nói riêng cũng như các nhà lãnh đạo nói chung bởi những lý do sau:

1.1. Tự viết sách về lãnh đạo giúp gia tăng sự tín nhiệm

Một cuốn sách được xuất bản luôn đi kèm là sự uy tín, tín nhiệm. Mặc dù bạn có thể tự bỏ tiền ra để xuất bản bất kỳ thứ gì và nhiều người cũng biết điều này, nhưng dù vậy cũng không thể thay đổi thực tế rằng việc xuất bản một cuốn sách có giá trị sẽ khiến những người xung quanh có một sự tín nhiệm lớn đối với tác giả cuốn sách đó.

Mục đích quan trọng nhất của việc viết sách về lãnh đạo là tăng sự tín nhiệm

Một cuốn sách cũng giúp tác giả khẳng định kiến thức chuyên môn của họ về một chủ đề, một lĩnh vực nhất định. Thông qua cuốn sách, tác giả có thể thỏa sức thể hiện sự uyên bác, hiểu biết của mình, chia sẻ những điều đó với người đọc và trở thành một người có giá trị, được nể trọng trong mắt họ, trong đó có thể có cả những đối tác hay khách hàng của họ. 

Thậm chí, nếu cuốn sách của bạn mang đến nhiều giá trị cho người đọc, bạn sẽ có một cộng đồng luôn dõi theo và ủng hộ trong mọi hoạt động của mình. Và chắc chắn, điều này sẽ cực kỳ có lợi cho bạn trong cả công việc và cuộc sống.

1.2. Kết nối cộng đồng nhờ việc tự viết sách lãnh đạo

Như đã chia sẻ ở trên, khi cuốn sách của bạn được yêu thích, bạn sẽ kết nối được một cộng đồng “fan hâm mộ” của chính mình, bao gồm rất nhiều người ở nhiều cương vị, nghề nghiệp khác nhau. Những cuốn sách về lãnh đạo có thể phù hợp nhất với các CEO đầy tham vọng, nhưng cũng có thể hữu ích cho bất kỳ ai muốn học các kỹ năng quản lý hoặc lãnh đạo tốt hơn. Được như vậy, bạn đã có thể tự biến mình trở thành người có tầm ảnh hưởng sâu rộng đối với xã hội. Thật tuyệt phải không?

1.3. Viết cho chính bạn

Bạn có từng viết nhật ký? Nếu có, có lẽ bạn đã quá quen với cảm giác khi viết lại những suy nghĩ trong đầu ra giấy. Hành động này có thể giúp bạn làm sáng tỏ những suy nghĩ còn đang mông lung của bạn, phân loại vấn đề hay chỉ với mục đích là lưu lại làm tư liệu tham khảo cho các vấn đề có thể xảy ra trong tương lai.

Sách về lãnh đạo cũng vậy, một cuốn sách lãnh đạo sẽ là nơi để bạn sắp xếp các ý tưởng của mình. Một khi các ý tưởng được sắp xếp một cách gọn gàng, ngăn nắp, bạn có thể mở rộng, phát triển thêm các ý tưởng và kiến thức của mình.

2. Làm thế nào để tự viết sách về lãnh đạo hiệu quả?

Có lẽ điều quan trọng nhất đối với một cuốn sách lãnh đạo là sự tín nhiệm. Hãy tự đặt câu hỏi: Nếu ngay cả bạn cũng không biết mình đang nói gì, thì tại sao mọi người lại phải lắng nghe những gì mà bạn nói?

Làm thế nào để tự viết sách về lãnh đạo hiệu quả?

Chính vì thế, để thiết lập một giọng điệu đáng tin cậy và viết như một nhà lãnh đạo, hãy trau dồi cho mình những điều sau:

  • Viết về lĩnh vực chuyên môn của bạn, nơi mà bạn là chuyên gia trong lĩnh vực đó, cho dù là viết về lãnh đạo một công ty, tạo kết nối với những người khác hay giải thích các phong cách học tập và lãnh đạo khác nhau. Điều này sẽ vừa giúp cuốn sách của bạn mang tính cá nhân, vừa giúp bạn có được sự tín nhiệm.
  • Để chủ đề về chuyên môn của bạn ở đầu danh sách ưu tiên. Bạn có thể chia sẻ kinh nghiệm cá nhân nếu nó giúp bạn giải thích quan điểm của mình, nhưng hãy nhớ rằng đây là một cuốn sách về lãnh đạo và không nhất thiết phải là một cuốn hồi ký hay tự truyện. Hãy nhớ rằng mục đích quan trọng nhất của bạn là để chia sẻ thông tin, kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm,…
  • Viết sách với phong cách ngắn gọn và chuyên nghiệp. Đây không phải là nơi dành cho những bài văn xuôi hoa mỹ hay những bài viết quá đỗi bình thường. Mặc dù bạn muốn người đọc dễ tiếp cận và dễ hiểu, nhưng một phần của việc tạo ra một cuốn sách đáng tin cậy sẽ đi kèm với việc tạo ra một cuốn sách trau chuốt, không mắc các lỗi chính tả và ngữ pháp.

3. 8 bước để tự viết sách về lãnh đạo

Để có thể tự viết sách về lãnh đạo, bạn cần thực hiện theo 8 bước sau:

Bước 1: Lên ý tưởng về chủ đề của cuốn sách

Như đã đề cập trước đó, bạn nên chọn một chủ đề mà bạn đặc biệt quan tâm và thực sự am hiểu. Ngoài những kiến thức sẵn có, bạn có thể tìm đọc và nghiên cứu thêm các cuốn sách khác có cùng chủ đề, kể cả các cuốn sách mang quan điểm trái chiều, bởi vì việc xem xét các quan điểm đối lập sẽ giúp cho các lập luận của bạn trở nên mạnh mẽ hơn, có sức thuyết phục hơn. Biết đâu sự đối lập này sẽ là điểm khởi đầu cho những ý tường hay ho xuất hiện trong đầu bạn và bộc lộ ra những điều khiến bạn thực sự đam mê.

Lên ý tưởng về chủ đề là việc vô cùng quan trọng khi tự viết sách về lãnh đạo

Chủ đề của cuốn sách cần được cá nhân hóa. Có quá nhiều cuốn sách về lãnh đạo xuất hiện trên thị trường và đề cập đến mọi vấn đề, trong đó có chủ đề của bạn. Điều này không có nghĩa là sẽ không còn chỗ đứng cho cuốn sách của bạn, tuy nhiên, điều đó lại nhắc nhở bạn rằng, bạn nên tập trung vào bạn – với tư cách là một cá nhân duy nhất mang lại những giá trị cho chủ đề này. Đây chính là nhân tố khiến cuốn sách của bạn trở nên khác biệt với các cuốn sách còn lại.

Như vậy tóm lại, chủ đề của bạn cần phải mang tính cá nhân hóa, được nghiên cứu, tìm hiểu kỹ lưỡng và bạn là một chuyên gia trong lĩnh vực đó.

Bước 2: Lập dàn ý

Sau khi đã chuẩn bị xong chủ đề cho cuốn sách của mình thì bước tiếp theo sẽ là lập dàn ý. Đây là bước tổng hợp các nghiên cứu của bạn, các quan điểm đối lập và thông tin chung. Đồng thời cân nhắc cách bạn muốn trình bày với độc giả của mình.

Bạn có một ý tưởng cơ bản và bạn cần chia nhỏ và phát triển trong suốt quá trình viết cuốn sách. Hoặc bạn có thể có một danh sách các mẹo hay các thủ thuật để chia sẻ với độc giả của mình. Định dạng của cuốn sách sẽ khác nhau phụ thuộc vào những gì bạn đề cập.

Quyết định cấu trúc của cuốn sách, sau đó sắp xếp các thông tin của bạn. Mỗi một chương hay một phần nên có một chủ đề chính dễ nhận biết. Việc sắp xếp tất cả những điều này trước khi bắt đầu soạn thảo sẽ giúp cho các thông tin bạn muốn truyền tải được rõ ràng, không bị lộn xộn, lan man. Tất cả các thông tin được sắp xếp gọn gàng, rõ ràng sẽ giúp người đọc dễ dàng theo dõi hơn.

Bước 3: Viết nháp

Với dàn ý đã lập ở trên, bạn đã sẵn sàng cho việc soạn thảo. Bạn có thể nảy ra nhưng ý tưởng mới trong quá trình viết và điều đó là hoàn toàn bình thường. Bạn có thể note lại ý tưởng đó để bổ sung sau, hoặc lưu nó lại làm một tư liệu để tham khảo cho những cuốn sách khác của bạn.

Lên một lịch trình viết và hoàn thành bản thảo nháp cho cho cuốn sách về lãnh đạo của bạn càng sớm càng tốt

Có một diều quan trọng khi soạn thảo một cuốn sách đó là bạn hãy lên một lịch trình viết phù hợp với mình và tuân thủ theo đúng lịch trình đó. Nếu bạn viết một cách đều đặn thì bài viết của bạn sẽ càng tốt và bản nháp của bạn sẽ được hoàn thành sớm hơn. Lý do chúng tôi muốn nhấn mạnh việc viết một cách nhất quán và soạn thảo cuốn sách càng nhanh càng tốt là bởi vì nếu bạn “bỏ bê” bản thảo của mình quá lâu, bạn có thể sẽ “bỏ bê” luôn nó. Viết mỗi ngày giúp bạn có thêm động lực, sẽ rất khó khăn để hoàn thành bản thảo khi động lực đó không còn.

Bước 4: Đặt bản thảo sang một bên

Sau khi đã hoàn thành xong bản nháp, thì lúc này bạn mới được “bỏ bê” bản nháp đó. Hãy đặt bản thảo sang một bên, cố gắng đừng nghĩ về nó quá nhiều và tập trung vào các dự án khác trong một thời gian nhất định (thời gian lý tưởng là 6 tuần)

Bước 5: Đọc lại và sửa lần đầu

Sau một khoảng thời gian đã bỏ bê bản thảo của mình, giờ thì bạn hãy quay lại để đánh giá và chỉnh sửa lại. Việc bạn cần làm lúc này là hãy lấy bản thảo ra đọc toàn bộ một lượt, ghi chú lại nếu bạn phát hiện những lỗi ngữ pháp sai hay câu văn chưa ổn.

Trong vòng chỉnh sửa đầu tiên này, hãy cố gắng tập trung vào các vấn đề như: Có lĩnh vực nào mà bạn có thể đi vào chi tiết hơn về mình không? Có bất kỳ chương hoặc phần nào không liên quan đến chủ đề của bạn không? Hay có cách sắp xếp nào tốt hơn cho các chương không?,…

Bước 6: Bản nháp thứ 2

Dưạ trên cơ sở của bản nháp đầu tiên và những điều chỉnh ở vòng chỉnh sửa đầu tiên, bạn hãy cho ra đời một phiên bản mới hoàn thiện hơn bằng cách chỉnh sửa trên chính bản nháp đầu tiên của bạn, hoặc bạn cũng có thể viết lại một bản thảo hoàn toàn mới. Bằng cách nào cũng được, miễn là bạn luôn đi đúng hướng.

Bước 7: Phản hồi của người đọc

Nhờ bạn bè đọc thử và phản hồi về cuốn sách lãnh đạo của bạn

Đến bước này thì bạn đã giải quyết được các vấn đề lớn, giờ là lúc bạn cần nghe những lời nhận xét, đánh giá khách quan về đứa con tinh thần của mình. Hãy tìm đến bạn bè hoặc đồng nghiệp thân thiết, nhờ họ đọc và cho những nhận xét chân thực nhất. Bạn có thể dựa vào những câu hỏi dưới đây để giúp họ cho bạn những phản hồi hữu ích và có định hướng hơn:

  • Phần yêu thích của bạn trong cuốn sách là gì? Tại sao?
  • Có phần nào của cuốn sách khó hiểu hoặc khó theo dõi không?
  • Bạn nhận được gì từ chương/ phần/ cuốn sách này? Bạn nghĩ như thế nào về điều đó?

Bước 8: Vòng sửa đổi thứ 2

Với những phản hồi hữu ích “thu lượm” được, bạn đã sẵn sàng để bắt đầu công cuộc “cải tạo” lần 2 với bản thảo của mình. Những câu hỏi bên trên có thể giúp chỉ ra những yếu điểm trong bản thảo của bạn. Việc của bạn bây giờ là quay lại và giải quyết các mối quan tâm của độc giả cũng như bất kỳ sai sót nào khác mà bạn phát hiện được trong thời gian này.

Trên đây là 8 bước mà bạn nên làm trước khi liên hệ với nhà xuất bản để xuất bản cuốn sách của mình. Bạn có thể tăng thêm các vòng chỉnh sửa, đánh giá nếu muốn, nhưng không thể giảm vì đây là những bước tối thiểu bạn cần phải làm để có một cuốn sách tự xuất bản hoàn chỉnh.

Vậy là với những chia sẻ trên đây của DIMI BOOK, bạn đã có thể tự lên cho mình kế hoạch viết một cuốn sách về lãnh đạo để tăng thêm sự tín nhiệm cho bản thân rồi. DIMI BOOK chúc bạn thành công với đứa con tinh thần của mình!

Bài viết tương tự

Tư vấn xuất bản sách

Bạn đang muốn xuất bản một quyển sách cho riêng mình hãy để DIMI Book tư vấn miễn phí cho bạn nhé.
 
Tặng bạn Ebook hướng dẫn viết sách, hãy để lại email để nhận ngay nhé.