Skip to content

Sự khác biệt giữa hồi ký và tự truyện

Hồi ký và tự truyện là hai trong số những thể loại văn học phổ biến nhất trên thị trường hiện nay. Chúng được xếp ngang hàng với tiểu thuyết kinh dị, tiểu thuyết lãng mạn về mặt doanh thu. 

Nếu bạn đang cân nhắc việc chọn hồi ký hay tự truyện để xuất bản câu chuyện cuộc đời mình thì hãy cùng DIMI BOOK tìm hiểu và phân biệt rõ về hai thể loại dễ nhầm lẫn này nhé!

Sự khác biệt giữa hồi ký và tự truyện là gì?

Về cốt lõi, một cuốn tự truyện kể lại toàn bộ câu chuyện về cuộc đời của một người theo thứ tự các sự kiện đã xảy ra. Nó theo họ từ khi sinh ra cho đến ngày nay (hoặc bất cứ khi nào họ hoàn thành cuốn tự truyện). 

Thực tế cho thấy, một cuốn tự truyện dù được viết tốt vẫn có thể sẽ không được đọc nhiều như một cuốn tiểu thuyết thông thường. Bởi lẽ, nó tập trung vào các sự kiện, các chi tiết và cung cấp càng nhiều thông tin về chủ đề càng tốt. Thông tin đó vẫn được miêu tả theo một cách rất thú vị, nhưng trọng tâm là biên niên sử, dữ liệu và theo dõi toàn bộ cuộc đời của đối tượng.

Hồi ký, vẫn kể về những sự kiện có thực xảy ra trong cuộc đời tác giả, nhưng nghệ thuật hơn một chút. Thay vì kể chi tiết cuộc đời của một ai đó, hồi ký có thể chỉ tập trung vào một vài thời điểm quan trọng trong cuộc đời của một người, hoặc thậm chí chỉ là một sự kiện lớn.

Những sự kiện này có thể diễn ra không theo thứ tự hoặc kết hợp các đoạn hồi tưởng. Chúng thường sẽ bao gồm nhiều yếu tố hơn, không như bạn thường thấy trong một cuốn tiểu thuyết truyền thống và mục tiêu không phải là ghi lại các sự kiện. Đó là để hiểu được sự thật về cảm xúc của một sự kiện hoặc khoảng thời gian, thường đi kèm với những bài học, giá trị cuộc sống, lời thú tội, lời sám hối mà tác giả muốn truyền tải.

Điều gì tạo nên một cuốn hồi ký hay?

Góc nhìn khách quan

Một góc nhìn khách quan là vô cùng quan trọng để viết nên một cuốn hồi ký hấp dẫn. Hồi ký thường mang đậm tính chủ quan, nên khi miêu tả một đối tượng trong hồi ký bạn cần tránh góc nhìn phiến diện. 

Sẽ là một trải nghiệm không tốt cho người đọc nếu bạn sử dụng hồi ký như một lối thoát cho việc lừa dối mọi người hoặc tô vẽ nhân vật nào đó là những kẻ phản diện khủng khiếp.

Tác giả cần miêu tả trung thực, xem xét tất cả các khía cạnh của các sự kiện trong hồi ký và cả nhân vật phản diện trong câu chuyện của mình.

Một cuộc sống thú vị

Hồi ký cũng như bất kỳ mọi cuốn sách nào khác đều cần sự: THÚ VỊ!

Điều đó không có nghĩa là bạn phải có cuộc sống khác biệt hay làm những điều điên rồ hoặc đi khắp thế giới để có một cuộc sống thú vị. Những cuốn hồi ký hay có thể được viết nên bởi bất kỳ ai. 

Điều quan trọng là người viết cần tìm ra những điều thú vị trong cuộc sống của họ và cho người đọc thấy tại sao những điều đó lại thú vị.

Sẵn sàng nhìn lại những tổn thương của bản thân

Hồi ký luôn gắn liền với những ký ức, niềm vui, nỗi buồn trong quá khứ mang tính riêng tư và hướng nội. Bạn cần sẵn sàng tiết lộ những góc khuất lỗi lầm, đối diện với những tổn thương mà bạn đã trải qua, khi ấy bạn đã thật sự chiến thắng, chiến thắng chính bản thân mình vì đã dám nhìn nhận vào sự thật.

Bởi sau những tổn thương, những sai lầm đều là những bài học cực kì đắt giá. Nó đã ảnh hưởng đến cuộc đời bạn như thế nào, thay đổi bạn ra sao? Đừng bỏ qua chúng trong chính cuốn hồi ký của bạn.

Những cuốn hồi ký hay bạn có thể tìm đọc:

  • Nhật ký Đặng Thuỳ Trâm 
  • Khi hơi thở hoá thinh không
  • Margaret Thatcher Hồi ký bà đầm thép
  • Trịnh Công Sơn Tôi là ai, là ai…
  • Nhật ký Che Guevara
Khi hơi thở hoá thinh không – nguồn: internet

Điều gì tạo nên một cuốn tự truyện hay?

Dòng thời gian rõ ràng

Điều đầu tiên và quan trọng nhất cần có của một cuốn tự truyện là phải có cột mốc thời gian rõ ràng.

Ví dụ, nếu có một chương nói về cuộc sống của một người ở trường đại học, chúng ta nên biết những sự kiện nào đã diễn ra trong năm nào hoặc học kỳ nào. Tất cả không nên bị xáo trộn trong khoảng thời gian bốn năm đai học đó.

Có thể rất khó để thiết lập một mốc thời gian rõ ràng cho mọi phần trong cuộc đời của một người nào đó nhưng mọi thứ sẽ dễ dàng hơn nếu bạn đều có ghi đầy đủ ngày tháng. Điều quan trọng nhất đối với người đọc là họ có thể biết những sự kiện nào đã xảy ra trước hoặc sau, những sự kiện xung quanh và nó nhất quán xuyên suốt. 

Việc biên tập kỹ lưỡng và lập dàn ý cẩn thận có thể tránh được nhiều nhầm lẫn về dòng thời gian cho các tác giả tự truyện.

Nghiên cứu, xác thực dữ kiện trong câu chuyện của bạn

Khi bắt đầu một cuốn tự truyện, tác giả cần nắm rõ các dữ kiện, đồng nghĩa với việc bạn cần nghiên cứu rất nhiều. Ví như, bạn có thể liên hệ lại với cha mẹ để hỏi về ngôi nhà thời thơ ấu hoặc thăm lại quê hương của chính bạn.

Vì trong quá trình ghi nhớ lại những sự kiện đã diễn ra trong cuộc đời bạn, bạn cần thực hiện những nghiên cứu để đảm bảo bạn bạn đã nắm hết những thông tin cơ bản và không thiếu sót những dữ kiện nào. Nhưng bạn cũng đừng quên rằng hãy tập trung vào cảm xúc thực sự hơn là chuyển tiếp thông tin.

Nghiên cứu này không chỉ mang lại cho tác giả một góc nhìn cân bằng hơn để viết, để có thêm thông tin mà còn đảm bảo rằng sự thật của những gì đã xảy ra là chính xác và càng nhiều câu chuyện được kể càng tốt.

Chịu trách nhiệm với những gì mình kể 

Bạn có thể gặp rắc rối pháp lý nếu bạn không xin phép trước khi đưa một nhân vật nào đó vào câu chuyện của mình.

Tự truyện là câu chuyện cá nhân nên mang đậm những quan điểm cá nhân, tác giả có thể là nhân vật chính trong truyện, nhưng không phải lúc nào cũng vậy, đôi khi họ là nhân vật phụ trong câu chuyện của người khác, những người đã có một số tác động đáng kể đến cuộc sống của họ.

Nên bạn đừng quên rằng dù là hồi ký hay tự truyện bạn đều cần có cái nhìn đa chiều về mỗi con người, sự việc đã và đang diễn ra xung quanh bạn. Đừng cố xuyên tạc hay khắc hoạ lệch lạc nhân vật nhằm giúp câu chuyện của bạn hấp dẫn hơn.

Những cuốn tự truyện hay bạn có thể tìm đọc:

  • Lev Tolstoy Tự Thú
  • Benjamin Franklin
  • Helen Keller – Câu chuyện đời tôi
  • Tự truyện Andrew Carnegie
  • Becoming – Chất Michelle
  • Gã nghiện giày – Tự truyện của nhà sáng lập NIKE
Becoming Chất Michelle – nguồn: internet

Điều gì tạo nên cuốn hồi ký tuyệt vời? Những nhà văn vĩ đại biết cách đan xen những hồi ức với ý nghĩa sâu sắc. Người đọc cảm thấy như đang sống lại những ký ức của chính tác giả, bạn sẽ thấy có khi mình đang cười với những giai thoại thật hài hước và đôi khi lại bật khóc cùng nỗi đau mà tác giả đã trải qua. 

Tóm lại, trong khi hồi ký tập trung vào “cảm xúc hướng nội” thì tự truyện tập trung vào “dòng thời gian trong cuộc đời của tác giả”.

Qua bài viết trên DIMI hi vọng có thể mang lại cho độc giả nhận biết được sự khác biệt cốt lõi giữa hồi ký và tự truyện. Đừng ngần ngại, hãy liên hệ ngay với DIMI BOOK để được tư vấn và hỗ trợ xuất bản câu chuyện cuộc đời của bạn nhé!

Bài viết tương tự

Tư vấn xuất bản sách

Bạn đang muốn xuất bản một quyển sách cho riêng mình hãy để DIMI Book tư vấn miễn phí cho bạn nhé.
 
Tặng bạn Ebook hướng dẫn viết sách, hãy để lại email để nhận ngay nhé.