Skip to content

7 yếu tố tạo nên một câu chuyện hay

Nếu bạn đang có ý tưởng và bạn muốn biến ý tưởng đó thành một câu chuyện, bạn đã biết điều bí mật để tạo ra một câu chuyện hấp dẫn chưa? Sau bài viết này, bạn sẽ có thể biến ý tưởng  thành một câu chuyện hấp dẫn bằng cách nắm vững 7 yếu tố vô cùng quan trọng để hình thành nên một câu chuyện.

1. Chủ đề (câu chuyện của bạn nói về điều gì?)

Trước khi bạn xây dựng được các nhân vật và cốt truyện, chủ đề là kim chỉ nam giúp bạn định hướng cho câu chuyện ngay từ ban đầu. Bạn có thể xác định được chủ để bằng cách tự trả lời các câu hỏi: Có bài học hoặc thông điệp nào bạn muốn gửi gắm, truyền tài đến người đọc không? Hay bạn đang muốn khơi gợi lên một cảm xúc nào đó trong lòng độc giả?

Chủ đề không chỉ đơn giản là một sự bổ sung cho một câu chuyện, có thể nói rằng nó là trung tâm của một câu chuyện. Một câu chuyện không có chủ đề sẽ là một câu chuyện không có trọng tâm, xoay quanh các vấn đề khác nhau một cách vu vơ và lan man. Không phải mọi câu chuyện đều cần phải nói về điều gì đó đột phá, nhưng một câu chuyện hay sẽ có ít nhất một chủ đề trọng tâm và điều đó sẽ tạo sự gắn kết, mạch lạc hơn cho câu chuyện. Một chủ đề rõ ràng được triển khai một cách khéo léo, tinh tế sẽ nâng tầm câu chuyện của bạn và giúp nó ghi dấu ấn trong lòng độc giả.

2. Nhân vật (hay được ví như “trái tim đang đập” trong câu chuyện của bạn)

Các nhân vật sẽ giúp mang đến cho câu chuyện của bạn chiều sâu cần thiết để khiến người đọc tò mò, muốn khám phá nhiều hơn nữa – theo nghĩa đen, họ chính là động lực sống cho câu chuyện của bạn. Tính cách và sự tương tác của các nhân vật sẽ tự nhiên tạo ra xung đột và thúc đẩy câu chuyện của bạn trở nên cao trào.

Nếu không có các nhân vật với tính cách và nội tâm đa dạng,
Anne of Green Gables sẽ không bao giờ trở thành một tác phẩm kinh điển (ảnh: CBC)

Các nhân vật được tạo hình khéo léo cũng sẽ làm cho câu chuyện của bạn trở nên dễ hiểu hơn. Nếu độc giả có thể tưởng tượng và đặt mình vào các nhân vật, hoặc nhận ra các khía cạnh tính cách của các nhân vật ở những người mà họ biết thì họ sẽ phát triển mối liên hệ chặt chẽ hơn với toàn bộ câu chuyện của bạn.

3. Bối cảnh (cửa sổ đến thế giới trong câu chuyện của bạn)

Bối cảnh là thế giới mà câu chuyện của bạn sẽ diễn ra, bao gồm các địa điểm, thời gian và các chi tiết cụ thể như trường học, nơi làm việc của các nhân vật. Bạn sẽ thường thấy các nhà văn ghép những cốt truyện nổi tiếng vào một bối cảnh cụ thể (ví dụ: Romeo & Juliet ở Space, Cinderella ở Brooklyn những năm 1960).

Mặc dù các mô tả có bối cảnh phong phú sẽ thu hút người đọc, nhưng điều quan trọng là đừng khiến họ phải thất vọng với các bối cảnh trên các đoạn mô tả thuần túy. Đối với bối cảnh, việc đưa sự mô tả vào câu chuyện của bạn từng chút một sẽ khiến người đọc dần dần tạo nên hình ảnh trong trí tưởng tượng của họ về thế giới hư cấu mà bạn tạo ra, khiến họ dễ dàng hòa mình vào câu chuyện.

4. Cốt truyện (điều gì xảy ra?)

Chúng ta cùng đi đến sự kiện chính – cốt truyện, hay những điều xảy ra trong câu chuyện của bạn. Trong hầu hết các thể loại (ngoại trừ tiểu thuyết văn học), khi câu chuyện của bạn tiến triển, mọi tình tiết và nhân vật phải dần dần được đẩy lên đến cao trào. Sự việc này phải dẫn đến những sự việc khác, nối tiếp nhau tạo thành một chuỗi liên kết nhất định. Mô tuýp “nhân quả” này mang lại cảm giác gay cấn, hồi hộp khiến độc giả tò mò và muốn tìm hiểu diễn biến tiếp theo. Nếu cốt truyện của bạn là một chuỗi các sự kiện ngẫu nhiên, không có liên kết, người đọc sẽ có xu hướng cảm thấy nhàm chán và không muốn tiếp tục đọc.

5. Xung đột (động cơ điều khiển mọi thứ)

Xung đột là một trong những yếu tố quan trọng nhất của câu chuyện. Cho dù sự xung đột này có nguồn gốc từ bên ngoài (như xuất hiện một nhân vật phản diện) hay từ bên trong (giống như một cuộc đấu tranh nội tâm của nhân vật chính). Xung đột tạo ra căng thẳng bằng cách tạo cho nhân vật chính của bạn cảm giác có mục đích, nó khiến cho độc giả đầu tư vào câu chuyện hơn, khuyến khích họ tiếp tục lật sang trang tiếp theo.

Những xung đột dù là “bên ngoài” hay “bên trong” đều giúp cho câu chuyện trở nên kịch tính, hấp dẫn và lôi cuốn hơn (Ảnh: Unsplash).

Hãy nhớ rằng, mọi câu chuyện luôn đặt ra cùng một câu hỏi:

“Liệu nhân vật chính có vượt qua được những trở ngại của họ để đạt được điều họ muốn không?”

6. Quan điểm (dù là câu chuyện của ai)

Quan điểm cuốn sách của bạn là quan điểm được kể bởi câu chuyện. Bạn có một vài lựa chọn và tất cả đều có những tác động khác nhau đến giọng điệu chung của câu chuyện. Một góc nhìn gần gũi của “ngôi thứ nhất” sẽ cảm thấy thân thiết, gần gũi hơn trong khi “ngôi thứ 3” hoặc “ngôi thứ 2” thì mang đến cái nhìn khách quan và trang trọng hơn.

Nhân vật bạn chọn làm nhân vật chính của cuốn sách cũng có thể xác định nội dung của toàn bộ câu chuyện. Ví dụ với một cuốn tiểu thuyết bí ẩn về một vụ giết người, nếu kể câu chuyện qua góc nhìn của kẻ sát nhân sẽ khác rất nhiều so với khi nó được nhìn qua con mắt của một thám tử hay thanh tra.

Bằng cách chọn một nhân vật có quan điểm khác biệt, bạn hoàn toàn có thể thay đổi cách diễn biến cốt truyện, xung đột nội tâm và cách độc giả đồng cảm với nhân vật.

7. Phong cách (dấu ấn riêng biệt của tác giả)

Phong cách viết cách viết của bạn là kết tinh của tất cả các tính năng làm cho cách kể chuyện của bạn trở nên độc đáo. Đó là tất cả mọi thứ từ nhịp độ và giọng điệu cho đến các từ hoặc cụm từ cụ thể mà bạn sử dụng. Mặc dù sự góp ý và đánh giá có thể giúp bạn điều chỉnh văn phong của mình, nhưng thực sự không có bất kỳ tiêu chí cụ thể nào để xác định văn xuôi “hay” nghĩa là như thế nào.

Điển hình như Ernest Hemmingway và Toni Morrison – 2 tác giả nổi tiếng nhất nước Mỹ, phong cách viết của họ thực sự rất khác biệt.

Hemmingway được biết đến với văn phong ngắn gọn và thẳng thắn, gợi tả cảnh chỉ bằng một vài câu. Mặt khác, Morrison lại hướng nhiều hơn đến việc miêu tả hình ảnh phong phú và sống động bằng ngôn ngữ. Điều này chứng tỏ rằng không có phong cách nào tốt hơn phong cách của bạn, miễn là bạn sống thật với chính mình, con người bạn sẽ tỏa sáng và khiến câu chuyện của mình ghi được dấu ấn trong lòng người đọc.

Trên đây là 7 yếu tố vô cùng quan trọng mà bất kỳ câu chuyện nào cũng không thể thiếu. Hãy ghi nhớ những điều này khi bạn muốn cho ra đời một cuốn sách – một câu chuyện của riêng mình và bạn sẽ nhanh chóng trở thành một người kể chuyện bậc thầy.


 Tham khảo: Reedsyblog

Bài viết tương tự

Tư vấn xuất bản sách

Bạn đang muốn xuất bản một quyển sách cho riêng mình hãy để DIMI Book tư vấn miễn phí cho bạn nhé.
 
Tặng bạn Ebook hướng dẫn viết sách, hãy để lại email để nhận ngay nhé.