Skip to content

5 bước tự biên tập cuốn sách của riêng bạn

5 bước tự biên tập cuốn sách của bạn

Tự biên tập cuốn sách của chính mình là một điều cần thiết khi bạn đã hoàn thiện bản thảo. Viết một cuốn sách không chỉ đơn thuần là ngồi xuống, gõ vài nghìn từ rồi gửi đi cho nhà xuất bản. Trước khi có thể chia sẻ nó rộng rãi với mọi người, bạn phải học cách viết lại, chỉnh sửa và định hình bản thảo của mình thành phiên bản tốt nhất có thể. Ngay cả khi bạn định làm việc với các biên tập viên chuyên nghiệp, phần này của quá trình chỉnh sửa là điều mà mỗi tác giả phải tự mình làm. Tuy nhiên, bạn chưa hề có kinh nghiệm biên tập. Đừng lo lắng, dưới đây là những bước bạn cần làm để tự biên tập cuốn sách của mình.

Tại sao phải tự biên tập cuốn sách của bạn? 

Cho dù bạn đang tự xuất bản cuốn sách của mình hay đang có kế hoạch hợp tác với các nhà xuất bản khác, bước đầu tiên sau khi viết xong bản thảo là chỉnh sửa tác phẩm của mình. Không có tác phẩm văn học nào trở thành sách được xuất bản sau bản thảo đầu tiên. Mỗi cuốn sách bán chạy nhất đều đã trải qua nhiều lần chỉnh sửa và soạn thảo. Bạn đang yêu cầu người đọc đầu tư thời gian vào thế giới mà bạn đã tạo ra. Bạn cần truyền tải một câu chuyện được viết hay, mang tính giải trí và hấp dẫn mà không có vấn đề về cấu trúc khiến câu chuyện của bạn ấn tượng với người đọc. Bạn cần đảm bảo rằng mỗi dòng đều rõ ràng, ngắn gọn, cần thiết. Tự biên tập cuốn sách của mình cũng giúp bạn tiết kiệm một khoản chi phí khi phải thuê một biên tập viên chuyên nghiệp. Hơn nữa, bạn sẽ cải thiện được khả năng viết/ biên tập cho những cuốn sách tiếp theo trong tương lai.

Hãy cho bản thân một chút thời gian

time to rest

Bước đầu tiên của quá trình này là cho bản thân một chút thời gian. Cất bản thảo của bạn vào ngăn kéo, để nó yên trong vài tuần đến 1 tháng. Bản thân bạn cũng hãy nghỉ ngơi, đừng suy nghĩ thêm bất cứ điều gì về cuốn sách nữa. Cho dù bạn chợt nảy ra ý tưởng mới, hay bạn đang băn khoăn liệu chỗ này viết đã ổn chưa, chỗ kia có phải sai chính tả không nhỉ. Hãy cố quên nó đi, để đến khi đọc lại cuốn sách gần như có vẻ được ai đó viết. Bạn sẽ dễ dàng đánh giá qua một cách nhìn, một quan điểm khác. 

Chỉnh sửa nội dung

Sau khi đã nghỉ ngơi đủ, việc đầu tiên bạn nên làm là nhìn lại dàn ý chính của cuốn sách. Hãy đảm bảo rằng các phần, các chương đang được kết nối với nhau một cách trôi chảy và có logic. Hãy tưởng tượng một nghệ sĩ đang vẽ một phong cảnh. Họ không bắt đầu bằng việc tô bóng một cái cây nhỏ một cách tỉ mỉ đến từng chi tiết, họ bắt đầu bằng việc phác họa những ngọn núi và dòng sông. Đó là cách tiếp cận bạn nên áp dụng khi tự biên tập cuốn sách của mình. Bạn sẽ thực hiện nhiều vòng chỉnh sửa để xem xét các yếu tố khác nhau trong bản thảo của mình, vì vậy đừng lo lắng về việc làm cho mỗi câu trở nên hoàn hảo trước khi tiếp tục chỉnh sửa phần khác.

Nếu là thể loại hư cấu như truyện dài, tiểu thuyết, bạn hãy chắc rằng sự phát triển của mạch truyện, của nhân vật đang rất hợp lý, tạo ra được một dòng chảy xuyên suốt. Bên cạnh đó, thông điệp lớn mà cuốn sách truyền tải cũng phải giữ được sự nhất quán từ đầu tới cuối. Thông thường, các biên tập viên sẽ xem xét những nội dung có bức tranh tổng thể liên quan đến câu chuyện: liệu anh hùng của bạn có yếu kém không? Tình yêu có gây khó chịu không? Làm thế nào bạn có thể sửa lỗ hổng cốt truyện khổng lồ trong một chương nào đó? Độc giả sẽ cảm thấy đoạn văn hay nhân vật này như thế nào? 

Khi bạn bắt đầu tự chỉnh sửa hãy đảm bảo rằng:

  • Hãy chắc chắn rằng bạn đã giới thiệu nhân vật chính của mình sớm.
  • Đảm bảo người đọc hiểu điều gì thúc đẩy các nhân vật của bạn (bao gồm cả nhân vật phản diện) cả bên trong lẫn bên ngoài, mục tiêu, điểm mạnh, điểm yếu của họ.
  • Xóa những cảnh (hoặc thậm chí các chương) không khiến câu chuyện diễn ra theo cùng chiều hướng.
  • Khắc phục các vấn đề về cốt truyện của câu chuyện, chẳng hạn như những khoảng trống hoặc mâu thuẫn. Hãy đặc biệt chú ý đến logic trong cốt truyện của bạn.
  • Đảm bảo rằng bạn đã thiết lập được sự đồng cảm của độc giả đối với nhân vật chính và dàn nhân vật phụ của mình. Bạn thậm chí còn muốn người đọc có sự đồng cảm ở mức độ nào đó đối với nhân vật phản diện của bạn.
  • Câu chuyện cốt truyện của các nhân vật của bạn có được bổ sung đủ tốt để không gây cảm giác nhàm chán không?
  • Viết lại bất kì chương nào có vẻ khó hiểu và cắt bớt những chương diễn tả dài dòng.
  • Đảm bảo mỗi cảnh được kể từ một góc nhìn duy nhất. Thất bại sai lầm của quá nhiều nhà văn mới bắt đầu. Bạn có thể chuyển đổi giữa các góc nhìn (nhiều nhân vật chính), nhưng không bao giờ ở trong cùng một cảnh.
  • Tiến hành nghiên cứu sâu hơn nếu cần thiết để củng cố cốt truyện của bạn hoặc làm cho cuốn tiểu thuyết của bạn đáng tin cậy hơn.
  • Mỗi cảnh/chương có bao gồm nội dung hấp dẫn cho cảnh/chương tiếp theo không?
  • Độ dài trung bình của chương và đoạn văn của bạn như thế nào?

Nếu bạn đang viết một tác phẩm tiểu thuyết lịch sử hoặc một cuốn sách phi hư cấu, bạn cần đảm bảo thông tin bạn trình bày là chính xác. Tìm nguồn cho mọi số liệu thống kê, câu chuyện có thật hoặc sự kiện mà bạn đưa vào sách của mình để đảm bảo rằng bạn đưa ra thông tin đúng.

Chỉnh sửa theo đoạn

chỉnh sửa theo đoạn

Khi bạn đã hoàn thành việc chỉnh sửa nội dung, đã đến lúc chuyển sang bước chỉnh sửa theo từng đoạn. Đến thời điểm này, bạn nên hoàn thành mọi sửa đổi chính về cốt truyện/ nhân vật/ bối cảnh. Dưới đây là một số điều cần chú ý trong quá trình chỉnh sửa đoạn của bạn.

  • Cố gắng sử dụng các đoạn văn có sự kết hợp thích hợp giữa các câu dài, ngắn và trung bình. Ngắn hơn đối với những cảnh có nhịp độ nhanh và dài hơn đối với những cảnh nhịp độ chậm.
  • Đừng sử dụng cùng một từ quá nhiều lần.
  • Giữ cuộc đối thoại của các nhân vật phải nhất quán với người nói và khoảng thời gian. Chẳng hạn, lời thoại hiện đại thì không phù hợp đối với bối cảnh lịch sử.
  • Kiểm tra để đảm bảo bạn không cung cấp cùng một thông tin nhiều lần trong một cảnh.
  • Diễn đạt ý nghĩa của bạn bằng càng ít từ càng tốt. Bạn luôn có thể cắt tỉa, chỉnh sửa để câu văn ngắn gọn nhưng vẫn đầy đủ ý nghĩa.
  • Thể hiện chứ đừng kể. Điều này có thể khó đối với những người mới viết, nhưng qua thời gian và thực hành, bạn sẽ bắt đầu hiểu được nó. Ví dụ, “A cảm thấy mệt mỏi” sẽ kém hiệu quả hơn nhiều khi so sánh với câu “A ngồi phịch xuống ghế, tháo kính ra và dụi mắt”.
  • Đảm bảo bạn vẫn nhất quán với các phương thức ngữ pháp, từ loại và các loại từ, câu, các kiểu câu và thành phần câu. Đây là một trong những vấn đề lớn nhất mà khi chỉnh sửa đoạn sẽ phát hiện ra.

Chỉnh sửa đoạn có thể là một trong những phần tỉ mỉ hơn của quá trình chỉnh sửa vì bạn phải xem xét kỹ từng đoạn riêng lẻ. Đó là lý do tại sao thuê một biên tập viên chuyên nghiệp sẽ tiết kiệm thời gian và đem đến hiệu quả cao hơn.

Hiệu đính chỉnh sửa

Hiệu đính là giai đoạn bạn tìm kiếm những lỗi nhỏ về ngữ pháp, lỗi chính tả,… Đây là giai đoạn chỉnh sửa kỹ thuật nhất vì nó sẽ không liên quan gì đến câu chuyện của bạn. Nó bao gồm việc điều chỉnh và cải thiện nội dung văn bản đã hoàn thiện. Hiệu đính thường được thực hiện sau khi tài liệu đã được dịch thuật hoặc viết xong, nhằm đảm bảo rằng nó đáp ứng đúng mục tiêu và thông điệp dự định. Điều này đảm bảo rằng tài liệu cuối cùng đáng tin cậy và phù hợp với mục tiêu đã được định trước.

Đầu tiên, hãy xác định các lỗi ngữ pháp thường gặp trong văn bản của bạn. Đó có thể là lỗi sai cú pháp, dấu câu, hay từ vựng. Nếu bạn không chắc chắn về một từ hoặc câu nào đó, hãy tra cứu từ điển hoặc tài liệu tham khảo để giải quyết.

Sau khi xác định được các lỗi ngữ pháp, tiếp theo là kiểm tra chính tả. Đây là bước quan trọng để đảm bảo rằng các từ được viết đúng chính tả và không bị sai sót. Hãy chú ý đến các từ có cách viết giống nhau nhưng có nghĩa khác nhau, ví dụ như “động” và “đông”, “lực” và “lựa”,…

Ngoài ra, hãy sử dụng các công cụ hỗ trợ để kiểm tra. Công cụ chỉnh sửa trực tuyến cung cấp các chỉnh sửa cơ bản và đề xuất văn phong để giúp bạn thể hiện suy nghĩ và ý định của mình trong khi viết. Các công cụ tự chỉnh sửa sử dụng trí tuệ nhân tạo để giúp người dùng chỉnh sửa bài viết của mình một cách dễ dàng và nhanh chóng. Tuy nhiên, hãy cẩn thận khi sử dụng các công cụ này vì chúng không phải lúc nào cũng đúng 100%.

Cuối cùng, hãy kiểm tra lại toàn bộ văn bản của bạn để đảm bảo rằng không còn lỗi ngữ pháp hay chính tả nào. Điều này sẽ giúp tác phẩm của bạn trở nên chuyên nghiệp hơn và được độc giả đón nhận tốt hơn.

Đọc to hoặc nhờ một người bạn đọc giúp

Bạn có thể nhờ một người bạn tin tưởng, một người thích đọc sách, một người am hiểu về lĩnh vực mà bạn viết… để đọc bản thảo. Người đó không cần phải là một biên tập viên sách đâu nhé. Đôi khi, họ sẽ giúp bạn tìm ra được những lỗi chính tả hoặc những lỗi logic nhỏ mà bạn đã vô tình bỏ qua. Hoặc tuyệt vời hơn, họ có thể sẽ cho bạn một ý tưởng tuyệt vời với tư cách một độc giả. Bởi họ chính là độc giả, họ biết độc giả sẽ quan tâm phần nào, yêu thích phần nào, lướt qua phần nào.

Nếu bạn chưa sẵn sàng để bạn bè đọc bản thảo của mình thì việc đọc to bản thảo bạn sẽ thấy được hàng chục vấn đề mà bạn đã bỏ qua trước đó. Nghe chính mình nói buộc bạn phải chú ý đến những cách diễn đạt chưa tốt hoặc kỳ lạ. Ngay cả khi bạn không biết tại sao nó sai, bạn vẫn biết rằng ở đó có lỗi hay câu văn làm bạn ngập ngừng bạn có thể tiến hành sữa chửa.

Cuối cùng, sẽ không có ai đầu tư vào cuốn sách của bạn hơn chính bạn. Với một chút thời gian, nỗ lực và sự chú ý đến từng chi tiết, bạn có thể trở thành người biên tập tốt nhất cho cuốn sách của mình. Hãy nhớ làm theo một số nguyên tắc cơ bản: đảm bảo hiệu đính và chỉnh sửa, luôn khách quan, lắng nghe tác phẩm của bạn, tin tưởng và ghi nhận công sức của chính mình. Kết quả, bạn sẽ có một cuốn sách thậm chí còn ấn tượng hơn nhờ nỗ lực tự biên tập xuất sắc của mình!

Bài viết tương tự

Tư vấn xuất bản sách

Bạn đang muốn xuất bản một quyển sách cho riêng mình hãy để DIMI Book tư vấn miễn phí cho bạn nhé.
 
Tặng bạn Ebook hướng dẫn viết sách, hãy để lại email để nhận ngay nhé.